Những câu hỏi liên quan
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
25 tháng 12 2016 lúc 22:34
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.* Tóm tắt nè bạn1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào. 3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo. 4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
Bình luận (0)
Chillwithme
12 tháng 12 2017 lúc 19:32

Câu 1: Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Trả lời:

* Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải ra mua các loại thuổc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+ Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.

+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.

+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa bệnh cho nhà vua, dù có lệnh vua gọi.

a) Thái y lệnh là người hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu. Trong những hành động của ông, diều làm người đọc cảm phục nhất là Thái y nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b) Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: "Tôi có tộiịịế tôi xin chịu tội" vừa khiêm nhường vừa thấm thìa lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuôc.

Câu 2. Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thê nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

- Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình dã không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhản đức.

Câu 3: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu; cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi. Vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.

Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44).

Trả lời:

Cả hai văn bản đều biểu dương y đức cao dẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.

- Tuy nhiên, so văn bản thứ nhất với văn bản thứ hai thì ở văn bản thứ nhất nội dung y đức được kể lại phong phú, sâu sắc hơn, cụ thể:

+ Với vị Thái y lệnh người họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước và sau đó của ông, trong khi với Tuệ Tĩnh, chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.

+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp Tuệ Tĩnh, mới chỉ là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua nhiều.

+ Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.

Bình luận (0)
Lynk Lee
14 tháng 12 2017 lúc 20:07

Câu 1: Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Trả lời:

* Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải ra mua các loại thuổc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+ Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.

+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.

+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa bệnh cho nhà vua, dù có lệnh vua gọi.

a) Thái y lệnh là người hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu. Trong những hành động của ông, diều làm người đọc cảm phục nhất là Thái y nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b) Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: "Tôi có tộiịịế tôi xin chịu tội" vừa khiêm nhường vừa thấm thìa lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuôc.

Câu 2. Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thê nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

- Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình dã không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhản đức.

Câu 3: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu; cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi. Vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.

Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44).

Trả lời:

Cả hai văn bản đều biểu dương y đức cao dẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.

- Tuy nhiên, so văn bản thứ nhất với văn bản thứ hai thì ở văn bản thứ nhất nội dung y đức được kể lại phong phú, sâu sắc hơn, cụ thể:

+ Với vị Thái y lệnh người họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước và sau đó của ông, trong khi với Tuệ Tĩnh, chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.

+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp Tuệ Tĩnh, mới chỉ là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua nhiều.

+ Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.

Bình luận (0)
💛Linh_Ducle💛
Xem chi tiết
tuan pham anh
24 tháng 11 2017 lúc 17:40

MẸ HIỀN DẠY CON

(Trích Liệt nữ truyện)

I. VỀ THỂ LOẠI

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc tuy ra đời sớm hơn các truyện Con hổ có nghĩa và Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nhưng cũng được xếp vào cụm bài truyện trung đại, vì cách diễn đạt có những điểm giống nhau.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

"Chỗ này không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.

"Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần trường học.

3

ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

"Chỗ này là chỗ con ta ở được đây" - Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: "Người ta giết lợn làm gì?".

Nói đùa: "Để cho con ăn đấy", rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.

Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy".

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy conkhông nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử(ghi chép chuyện thật).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Lời kể:

Muốn kể diễn cảm câu chuyện này cần chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính - người mẹ. Mỗi sự việc xảy ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau:

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: "Chỗ này không phải chỗ con ta ở được", "Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.

3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

4. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

5. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử: chết

- tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

Bình luận (0)
✓ ℍɠŞ_ŦƦùM $₦G ✓
24 tháng 11 2017 lúc 17:41

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

Ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.“Chỗ này không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.“Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần trường học.

3

Ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.“Chỗ này là chỗ con ta ở được đây” – Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: “Người ta giết lợn làm gì?”.Nói đùa: “Để cho con ăn đấy”, rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con:Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa là truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).


 

Bình luận (0)
Mafia
24 tháng 11 2017 lúc 17:56

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

Ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.“Chỗ này không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.“Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được” – Chuyển nhà ra gần trường học.

3

Ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.“Chỗ này là chỗ con ta ở được đây” – Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: “Người ta giết lợn làm gì?”.Nói đùa: “Để cho con ăn đấy”, rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con:Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập  kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa  truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Lời kể:

Muốn kể diễn cảm câu chuyện này cần chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính – người mẹ. Mỗi sự việc xảy ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau:

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.

3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

4. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

5. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

tử: chết

tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

Soạn bài Mẹ hiền dạy con - loigiaihay.com
Bình luận (0)
Huy Tran
Xem chi tiết
huyenthoaikk
23 tháng 3 2021 lúc 20:35

Nụ hoa hồng thắm tươi
Khoe sắc giữa đất trời
Ngày hôm ấy thật vui
Là ngày của thầy cô

Tà áo dài thướt tha
Cô mặc trong ngày ấy
Mái tóc còn xanh mãi
Cài nụ hồng xinh xinh

Ngỡ mùa xuân vừa sang
Học trò cứ ngẩn ngơ
Cô đẹp như tiên nữ
Xuống dìu dắt chúng em

Nụ hoa hồng thắm tươi ...
Bông hoa cô còn cài?
Tà áo dài trắng mãi,
Vẫn còn thoáng đâu đây

Cô giáo như mái chèo,
Người lái đò cần mẫn
Đưa em đến bến bờ
Của cánh cửa tri thức

Để vui lòng cô giáo,
Em hứa sẽ chăm ngoan
Em thương cô tha thiết ,
Người mẹ hiền thứ hai

Bình luận (1)
Nguyễn Xuân Nghĩa (Xin...
23 tháng 3 2021 lúc 20:41

Con cứ việc ngủ ngon

Ngày mai thi cho tốt

Không thì cô chê dốt

Bố sẽ rất buồn lòng.

:)))

Bình luận (2)
Nguyễn Xuân Nghĩa (Xin...
23 tháng 3 2021 lúc 20:49

Cách gieo vần giữa các dòng trong khổ thơ của mk : chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 14:32

I. VỀ THỂ LOẠI

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc tuy ra đời sớm hơn các truyệnCon hổ có nghĩa và Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nhưng cũng được xếp vào cụm bài truyện trung đại, vì cách diễn đạt có những điểm giống nhau.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Câu chuyện kể về quá trình dạy con của Mạnh mẫu, trải qua năm sự việc như sau:

Sự việc

Hành động của con

Suy nghĩ và hành động của mẹ

1

ở gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

"Chỗ này không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần chợ.

2

Ở gần chợ, bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo.

"Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được" - Chuyển nhà ra gần trường học.

3

ở gần trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

"Chỗ này là chỗ con ta ở được đây" - Yên tâm về chỗ ở.

4

Hỏi: "Người ta giết lợn làm gì?".

Nói đùa: "Để cho con ăn đấy", rồi hối hận, đi mua thịt lợn về cho con ăn thật để giữ lời.

5

Bỏ học về nhà chơi.

Cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy".

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa  truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Lời kể:

Muốn kể diễn cảm câu chuyện này cần chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính - người mẹ. Mỗi sự việc xảy ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau:

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: "Chỗ này không phải chỗ con ta ở được", "Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.

3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

4. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đến đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

5. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

tử: chết

tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từtử được dùng với nghĩa là con.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 15:36

Soạn bài mẹ hiền dạy con (Trích Liệt nữ truyện) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Lập bảng STT Sự việc Con Mẹ Ý nghĩa 1 Nhà gần nghĩa địa Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Dọn nhà ra gần chợ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sán” 2 Nhà gần chợ Bắt chước buôn bán điên đảo Dọn nhà đến trường học   3 Nhà gần trường Bắt chước học tập lễ phép Vui lòng với chỗ ở mới   4 Nhà hàng xóm giết lợn Thắc mắc hỏi mẹ Nói đùa – hối hận mua thịt cho con ăn Không nên nói dối với trẻ 5 Mảnh tử đi học Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung Không được bỏ dở công việc dở dang. Câu 2. Ở hai sự việc sau ý nghĩa khác với 3 sự việc đầu: - Dạy con bằng chính hành động gương mẫu của mình. - Đã nói là làm để giữ chữ tín; đã đeo đuổi mục đích là phải kiên quyết bằng mọi giá để đạt được. Câu 3.  - Bà mẹ thầy Mạnh Tử rất nghiêm khắc. - Bà thương con bằng hành động dứt khoát (dời địa điểm ngôi nhà tức là dời hoàn cảnh sinh hoạt, môi trường sống cho con), thương con không phải cưng chiều mà là giáo dục con (đặc biệt chữ tín và ý chí theo đuổi mục đích học tập). Câu 4. Cách viết Mẹ hiền dạy con là: - Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán. - Nội dung mang tính giáo huấn. - Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật. - Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp). - Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. II. Luyện tập Câu 1. Gợi ý. - Ngày xưa dệ một tấm vải phải có tính kiên trì, phải chăm chú vì rất lâu mới có sản phẩm. Vải là mặt hàng quý hiếm và đắt giá (hơn nhau tấm áo manh quần, Người đẹp nhờ lụa…). - Cắt đứt, phá hỏng một sản phẩm tốn rất nhiều công sức và có giá trị, ai chẳng tiếc. Vậy mà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm như vậy để gây một ấn tượng mạnh và răn dạy con. - Đang đi học mà bỏ về nhà chơi cũng giống như tấm vải đang dệt bị cắt ngang phũ phàng. - Dùng hành động kiên quyết để đưa con hiểu thâm thía một điều nên nói bằng lời thì rất dài dòng và khó hiểu. Câu 2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình. - Thấy được sự hi sinh của cha mẹ. - Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. - Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng. Câu 4.   - Nghĩa tử: chết: Tử trận Bất tử Cảm tử - Nghĩa tử: con: Công tử  Hoàng tử Đệ tử. 

 

Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
26 tháng 2 2017 lúc 19:06

I. Tóm tắt

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Mẹ hiền dạy con

Câu 2:

- Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự.

- Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

Câu 3:

Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.

Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.

Câu 4: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con là:

Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.

Nội dung mang tính giáo huấn.

Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.

Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).

Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

III. Luyện tập

Câu 1:

Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

Câu 2: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.

Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.

Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.

Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng

Câu 3: Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa là chết)

Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử(từ tử được dùng với nghĩa là con)

Bình luận (0)
Tsunade Senju
Xem chi tiết
mizuki
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
8 tháng 12 2018 lúc 20:11

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.


 

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
8 tháng 12 2018 lúc 19:31

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

Bình luận (0)

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.

Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.

Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.

Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."

Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố ...

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Thao
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 19:13

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ).

Sự việc

Con

Mẹ

1

Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc.

Chuyển nhà từ gần nghĩa địa sang gần chợ.

2

Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo.

Chuyển nhà từ gần chợ đến gần trường học.

3

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

Mẹ vui lòng, nhân thấy mình đã chọn đúng chỗ ở.

4

Hỏi mẹ xem nhà hàng xóm giết lợn để làm gì?

Nói lỡ lời, phải đi mua ngay thịt cho con ăn.

5

Bỏ học về nhà

Chặt đứt tấm vải đang dệt.

Câu 2:

* Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu:

Mẹ Mạnh Tử muốn chọn một môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của Mạnh Tử. Để ngăn ngừa những yếu tố xấu làm ảnh hưởng đến con, để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiên mà bà chọn chính là đưa Mạnh Tử hòa vào với môi trường giáo dục. Chỉ có như vậy, Mạnh Tử mới hoàn thiện nhân cách.

* Trong hai sự việc sau:

- Mẹ vô tình nói đùa với Mạnh Tử là người ta thịt lợn cho Mạnh Tử ăn nên bà phải lập tức sửa sai bằng cách mua thịt cho con ăn. ⟹ Bà muốn dạy con không được nói dối, phải thành thật.

- Sự việc sau cùng, Mạnh Tử bỏ học về nhà, bà đã cắt đứt tấm vải mình đang dệt. ⟹ Hành động này có tác động lớn đến đứa con. Bà muốn cho con một bài học sâu sắc, phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm con vừa mắc phải.

* Tác dụng dạy con của mẹ Mạnh Tử: có tác dụng tích cực trong việc hình thành, phát triển nhân cách của cậu bé. Để từ đó cậu bé biết, nếu mình mắc lỗi sẽ bị phê bình và bị trách phạt.

Câu 3: Hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử:

- Bà là một người phụ nữ thông minh, khéo léo và quyết đoán.

- Bà luôn yêu thương con hết mực nhưng cũng rất nghiêm khắc khi con phạm lỗi.

- Bà biết lựa chọn những điều tốt, tuyệt vời cho con.

- Bà luôn dạy con cách sống thành thật.

Câu 4: Nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”:

- Cốt truyện đơn giản.

- Truyện xây dựng theo mạch truyện thời gian.

- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, giàu ý nghĩa.

- Người kể chuyện có khi xen vào lời bình nhân vật.

⟹ Cách viết truyện giống với truyện trung đại Việt Nam.

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

Em thấy đó là một hành động cụ thể, dứt khoát của mẹ Mạnh Tử. Bà đã giáo dục con với tinh thần trách nhiệm với công việc, trước hết là ở việc học ⟹ Bà muốn nhắc Mạnh Tử “Học hành phải chuyên cần”.

2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ về đạo làm con của mình là:

Cha mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, hướng cho con hoàn thiện nhân cách tốt nhất. Chính vì vậy, làm con ta phải luôn luôn vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và trân trọng những gì cha mẹ dành cho. Cố gắng hoàn thiện nhân cách của mình chính là báo đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.

3. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm.

- tử: chết : tử trận, bất tử, cảm tử.

- tử: con: công tử, hoàng tử, đệ tử.

loigiaihay.com



Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
20 tháng 12 2018 lúc 19:30
Soạn bài: Mẹ hiền dạy con Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Sự việc Con Người mẹ
1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Chỗ này không thể cho con ta ở được
2 Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3 Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4 Hỏi người ta giết lợn làm gì Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5 Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.

Câu 2 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ

- Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần

→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ

→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.

Câu 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ của thầy Mạnh Tử:

- Có tấm lòng yêu thương con hết mực, vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.

- Chọn cho con môi trường sống tốt nhất.

- Giáo dục con lòng trung thực, tự trọng và chăm chỉ

Câu 4 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ hiền dạy con được xếp vào truyện trung đại vì:

- Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

- Là thể loại văn xuôi chữ Hán

- Nội dung có tính giáo huấn

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:

- Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt

- Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ

Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.

- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ

- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.

Bài 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Tử (chết) Tử (con)
Tử trận (chết trên trận địa), bất tử (không bao giờ chết, mãi trường tồn), cảm tử (không sợ chết) Hoàng tử, đệ tử, công tử
Bình luận (0)
tran nguyen thu huyen
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 5 2016 lúc 21:25

         Mẹ em lưng còng tóc bạc

Sớm chiều mẹ làm vất vả vì con

         Ngày nay mẹ đã già rồi

Lấy gì đáp đền công ơn của mẹ.

Thơ của mình 10000000%. Tìm cả đời cũng không có

Bình luận (0)
Phạm Quỳnh Trang
16 tháng 5 2016 lúc 21:29

Mẹ hiền của tôi

Bao năm vất vả

Sống cùng với nắng

Ở cùng với mưa

Vất quá mẹ ơi

Lưng mẹ còng dần

Tóc bạc mái đầu

Thương quá mẹ ơi!

Nước da nâu nâu

Chẳng như bao người 

Da trắng như tuyết 

Môi đỏ như son

Con thương mẹ lắm 

Mong lớn nhanh hơn 

Chăm lo cho me

Bổn phận chúng con

Bình luận (0)
pham duy ton
17 tháng 5 2016 lúc 7:01

lặng rồi cả tiếng con ve

con ve cũng mệt vì trời nắng oi

nhà em vẫn tiếng à ơi

kẽo cà tiến võng mẹ ngồi mẹ ru

lời ru có gió mùa thu 

bàn tay me quạt mẹ đua gió về

những ngôi sao thức ngồi kia 

chẵng bằng mẹ đã thức vì chúng con

đêm nay con ngủ giấy tròn 

mẹ là ngọn gió của con suot đời

 

Bình luận (0)